E-A-T một trong những yếu tố đánh giá chất lượng website quan trọng nhất



Vào ngày 1/8/2018, Goolge đã đưa ra thông báo xác nhận E-A-T là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng của một trang web. Sau khi được công bố, E-A-T đã được nhắc đến rất nhiều sau khi nhận thấy một loạt các website thuộc YMYL (Your Money or Your Life site) sụt giảm nghiêm trọng về traffic và thứ hàng.

Ngay cả đối với các ngành y dược, luật, tài chính, đều đồng loạt nhận thấy sự tụt TOP đáng kể, nên thuật toán cập nhật lần đó còn có một tên gọi khác là Google Medic. Vậy E-A-T mà Google đang nói tới là gì và có tác động tới SEO như thế nào và từ đó cho chúng ta thấy tại sao cần phải tuân thủ nguyên tắc tìm kiếm của Google.

E-A-T trong tiếng anh có nghĩa là EAT – ăn còn trong SEO thì E-A-T là từ viết tắt của ba nguyên tắc mà Google sử dụng để đánh giá từng phần nội dung mà nó thu thập được. Ba nguyên tắc đó là:

Expertise  (Mức độ chuyên môn): Đây là tiêu chí đánh giá mức độ chuyên môn của tác giả thông qua bài viết. Tác giả của nội dung nên là một chuyên gia về chủ đề nao đó, có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực đó. Bạn thường bắt gặp yếu tố expertise này thông qua các bài nghiên cứu, báo cáo, khảo sát,… Tuy nhiên, không phải lúc nào tác giả cũng là một người được đào tạo chính quy về chủ đề họ viết. Có thể họ có kinh nghiệm được tích lũy trực tiếp với chủ đề nào đó.

Nếu nội dung bạn cung cấp là độc nhất và có độ chuyên sâu bạn sẽ được đánh giá độ chuyên môn cao hơn.

Authoritativeness (Mức độ thẩm quyền): Khi Google xét đến yếu tố Authority, họ sẽ đánh giá xem bạn có phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó không. Bạn có hiểu biết chuyên sâu, có bằng cấp hay bất kì chứng chỉ liên quan nào hay không? Website của bạn có thực sự đáng tin cậy và uy tín trong phạm vi ngành nghề bạn viết hay không?

Để đáp ứng tiêu chí Thẩm quyền, mọi thông tin xác thực về tác giả phải được hiển thị. Hơn thế nữa, nội dung của bạn phải dễ hiểu, phản ánh đúng sự thật, có giá trị và hữu ích với người dùng.

Trustworthiness (Mức độ tin cậy): Chính là bằng chứng để chúng ta có thể tin tưởng vào nội dung trên trang web. Những người đánh giá chất lượng kiểm tra độ tin cậy bằng cách xem xét toàn bộ trang web. Họ tập trung vào việc tìm kiếm các chính sách bảo mật, chính sách biên tập và cập nhật bảo mật.

Trong SEO, Trustworthiness được phản ánh thông qua Page Rank và Backlink. Ở đây tôi phải nhắc lại quan điểm của mình về backlink: chất lượng hơn số lượng.

Nội dung trên website phải đáng tin cậy, được bảo đảm bởi các yếu tố như độ bảo mật của trang, chất lượng tổng quan của trang, profile link nội bộ, đánh giá…

Đây chính là 3 tiêu chuẩn mà Google sử dụng đẻ đánh gia chất lượng nội dung của từng trang web. Khái niệm này được thảo luận rất chi tiết trong Search Quality Raters Guidelines – tài liệu đánh giá chất lượng tìm kiếm được trả về bởi Google vào năm 2019. Tài liệu này chính là minh chứng cho thấy nếu E-A-T tốt cả trong và ngoài trang web chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm của Google.

Lời khuyên của Google là: nếu bạn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bản cập nhật cốt lõi là hãy tìm hiểu các hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google & E-A-T. Google cũng điều hướng tài liệu này như một bản hướng dẫn cải thiện E-A-T rất chi tiết.

Những người đánh giá chất lượng của Google sử dụng từ viết tắt trên (E-A-T) để xác nhận rằng Google xếp hạng các trang web chất lượng cao ở trên các trang web chất lượng thấp hơn, kém tin cậy hơn.

Đọc tiếp tại đây:

https://vietmoz.net/eat-la-gi/

Comments

Popular posts from this blog

List link 3

Tháp Maslow về nhu cầu của con người là gì?

Topic Cluster là gì? Cấu trúc nội dung theo Topic Cluster