Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn chi tiết 2021

 

Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT

4.1 Strength – Thế mạnh

Strengths trong SWOT được xem là lợi thế vượt trội mà doanh nghiệp, tổ chức đang có được. Nó không chỉ là điểm ưu thế so với đối thủ, nó còn là điểm khác biệt của bạn trên thị trường. Yếu tố quyết định việc doanh nghiệp, sản phẩm, dự án của bạn có thể phát triển và vươn tầm hơn nữa.

Strength - Thế mạnh
Strengths giúp bạn thấu hiểu mình là ai? Mình giỏi nhất cái gì?

Điểm mạnh không hẳn là tài chính, là thương hiệu. Điểm của doanh nghiệp bạn có thể là đội ngũ nhân viên hùng hậu, hãy suy nghĩ về điểm mạnh một cách tích cực, bạn sẽ thấy rằng bạn không hề thua kém đối thủ, bạn khác biệt và có cơ sở để tin tưởng vào điều đó. Chẳng hạn như hiện doanh nghiệp bạn đang thiếu tiềm lực về tài chính nhưng ngược lại sở hữu đội ngũ nhân sự có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và nhiệt nhiệt huyết. Đó chính là điểm mạnh mà doanh nghiệp bạn đang nắm giữ.

Sau khi đã phân tích được điểm mạnh, bạ hoàn toàn có đủ sức cạnh tranh, cơ hội tạo nên điều khác biệt so với đối thủ trên thị trường. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách nhìn nhận, đánh giá toàn diện thế mạnh của doanh nghiệp mình.

Để tìm ra điểm mạnh, người ta thường tìm kiếm ở những khía cạnh sau:

  • Nguồn lực đang sở hữu: vật chất và con người
  • Nguồn lực không đo đếm được: chuyên môn, kinh nghiệm
  • Nguồn lực tài chính
  • Chiến lược marketing
  • Kỹ thuật bán hàng 
  • Hệ sinh thái công ty xây dựng
  • Thị phần trên thị trường
  • Quy trình sản xuất, chứng chỉ sáng chế
  • Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp
  • Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Điều cần lưu ý khi đánh giá điểm mạnh là bạn nên đánh giá một cách khách quan, không nên quá tự tin và đắc ý. Hãy luôn tỏ ra chừng mực và chuyên nghiệp khi so sánh đặc trưng của doanh nghiệp với đối thủ. 

4.2 Weakness – Điểm yếu

Weaknesses – điểm yếu bao gồm những nhược điểm hay hạn chế mà doanh nghiệp chưa thực hiện tốt, có thể xem như “gót chân Asin”. Bạn cũng có thể nhìn nhận điểm yếu của doanh nghiệp thông qua các vấn đề tương tự như trên: về con người, tài chính, nguồn lực, tài nguyên vật chất…. Không tốt ở mảng nào thì đó chính là điểm yếu kém cần khắc phục.

Weakness – Điểm yếu
Thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để kịp thời cải thiện.

Điểm yếu có thể là những việc bạn/doanh nghiệp làm tệ nhất hoặc những vấn đề bạn/doanh nghiệp đang né tránh. Bạn cũng có thể tìm ra điểm yếu bằng cách:

  • Lắng nghe nhận xét đánh giá của những người xung quanh, của nhân viên với doanh nghiệp của bạn
  • Đánh giá nhận xét của đối tác về những khía cạnh hay chuyên môn doanh nghiệp bạn chưa làm tốt
  • Những việc đối thủ làm tốt hơn doanh nghiệp bạn
  • Những nguồn lực bị giới hạn so với đối thủ
  • Những điểm yếu cần cải thiện trong nội bộ
  • Những điểm yếu cần cải thiện của đội ngũ
  • Những điều khoản hợp đồng mua bán chưa rõ ràng
  • Phúc lợi, văn hóa công ty chưa đáp ứng nhu cầu nhân viên

Bạn cũng có thể tự đặt ra một số câu hỏi để tìm ra điểm yếu của mình:

  • Khách hàng đang không hài lòng về sản phẩm dịch vụ nào của doanh nghiệp bạn?
  • Những khiếu nại thường gặp về review công ty?
  • Tại sao khách hàng hủy đơn và không hoàn tất giao dịch mua hàng với doanh nghiệp bạn?
  • Vấn đề thương hiệu tiêu cực đang gặp phải?
  • Những thách thức lớn nhất trên kênh bán hàng của công ty?
  • Tài nguyên nào đối thủ sở hữu còn bạn thì không?

Hãy nhớ rằng điểm yếu luôn tồn tại trong mỗi cá nhân và tổ chức, không ai hoàn hảo và không có tổ chức nào hoàn toàn chỉ có điểm mạnh, điều quan trọng là nắm bắt điểm yếu và khắc phục nó trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

4.3 Opportunity – Cơ hội

Cơ hội được hiểu là những tác động bên ngoài có lợi cho doanh nghiệp bạn. Trong kinh doanh, cơ hội thường được nhận biết thông qua một số yếu tố sau:

  • Thị trường tăng trưởng kéo theo các cơ hội tăng trưởng mặt hàng dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu hoặc có liên quan
  • Khi đối thủ cạnh tranh của bạn đang gặp bất lợi hoặc điểm yếu của đối thủ đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc” còn bạn đang nắm “đầu chui” của nó
  • Khi xu hướng mới, trend mới, công nghệ mới phát triển trong khi doanh nghiệp của bạn chuyên về phần mềm hoặc liên quan
  • Các chính sách luật được điều chỉnh theo hướng tích cực

Cơ hội giúp doanh nghiệp của bạn tìm ra con đường phát triển, đôi khi đó không hẳn chỉ là việc phân tích cơ hội để phát triển một kế hoạch, cơ hội mới nếu nhìn nhận và nắm bắt tốt, doanh nghiệp có thể phát triển và hứng thịnh theo hướng hoàn toàn mới.

Opportunity – Cơ hội
Doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ hội và tận dụng điểm mạnh sẽ sớm đạt được thành công.

Nhìn nhận cơ hội của doanh nghiệp bạn theo những hướng sau:

  • Thị trường chưa ai phục vụ sản phẩm hay dịch vụ cụ thể
  • Ít đối thủ mạnh cạnh tranh trong cùng lĩnh vực
  • Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đã biết được
  • Những điều luật, quy định nhà nước giúp ích cho hoạt động kinh doanh

Những câu hỏi mà bạn có thể đặt ra để khám phá điểm còn yếu của mình:

  • Làm thế nào để cải thiện quy trình bán hàng khiến khách hàng hài lòng hơn?
  • Những kiểu truyền thống nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi và phù hợp với xu hướng?
  • Phương pháp tối ưu quy trình và năng suất làm việc?
  • Có tài nguyên nào mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết không?

Điểm cần lưu ý là, cơ hội của người này có thể là thách thức của người khác. Vậy nên doanh nghiệp bạn cần thích nghi với những diễn biến thay đổi của thị trường để biến chứng thành cơ hội.

4.4 Threat – Rủi ro

Song song với cơ hội luôn có thách thức. Đó là điều thực tế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Xác định đúng nguy cơ gặp phải từ ban đầu giúp bạn không bối rối trước những tác động tiêu cực.

Threat - Rủi ro

Rủi ro thách thức thường đến từ:

  • Đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi
  • Những thay đổi bất ngờ trong môi trường pháp lý
  • Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng không nắm bắt
  • Thông tin báo chí truyền thông tiêu cực
  • Khách hàng thay đổi thái độ, cái nhìn về thương hiệu

Rủi ro hay thách thức trong mô hình SWOT được vạch nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan những vấn đề tiềm ẩn phải đối mặt. Cách tốt nhất là sẵn sàng đối mặt và chuẩn bị các phương án dự phòng rủi tốt nhất một khi vấn đề ập đến.

Xem tiếp tại: https://vietmoz.edu.vn/swot-la-gi/

https://vietmozacademyy.wordpress.com/2022/02/15/phan-tich-swot-trong-doanh-nghiep-thuc-te/

https://sites.google.com/site/vietmozacademy/ph%C3%A2n-t%C3%ADch-swot-trong-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-doanh-nghi%E1%BB%87p?

https://www.behance.net/gallery/137415593/Len-k-hoch-thc-hin-mo-hinh-SWOT

https://sco.lt/9GOTD6

https://www.plurk.com/p/oqvofi

https://linkhay.com/link/5109835/phan-tich-swot-la-gi-tong-quan-ve-phan-tich-mo-hinh-swot

Comments

Popular posts from this blog

List link 3

Tháp Maslow về nhu cầu của con người là gì?

Topic Cluster là gì? Cấu trúc nội dung theo Topic Cluster