Chiến lược Marketing là gì? Độc chiêu xây dựng Marketing chiến lược

 Để thu hút khách hàng mỗi doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới và xây dựng cho riêng mình một chiến lược marketing khác biệt. Quá trình này không phải ngày một ngày hai là đã có thể thực hiện được, mà nó phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Với nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển công nghệ kỹ thuật như hiện nay thì không có cách nào khác ngoài một chiến lược marketing rõ ràng và hợp lý.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chiến lược marketing cũng như các bước phân tích để tìm ra định hướng, chiến lược phát triển cho công ty.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing hay còn được biết đến với thuật ngữ tiếng anh là Marketing Strategy. Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo 2 hướng.

Thứ nhất, xét nó trong định nghĩa từ giáo sư Philip Kotler – ông được mệnh danh là người đi đầu trong việc khai sáng bộ môn tiếp thị hiện đại. Cụ thể: “Chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.

Thứ hai chúng ta xét nó theo mục tiêu định hướng dài hạn của một doanh nghiệp, trong đó với chiến lược này là sự kết tinh của nhiều yếu tố sau đây:

  • Giá trị riêng biệt khác hẳn so với đối thủ mang đến cho khách hàng được biết đến với thuật ngữ Value Proposition.
  • Thông điệp mà doanh nghiệp, tổ chức muốn hướng đến cho người dùng.
  • Xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình là ai.
  • Đề xuất giải pháp để tiến hành thực hiện.

3 loại hình chiến lược marketing cơ bản

Hiện nay có khá nhiều loại hình chiến lược marketing để doanh nghiệp có thể vận dụng, tuy nhiên chúng đều bắt nguồn từ 3 loại hình chiến lược marketing cơ bản sau đây:

Marketing đại trà (Marketing Mass)

Đây là loại hình chiến lược marketing có quy mô rộng bao phủ hầu hết thị trường. Với lựa chọn này doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận bỏ đi tính khác biệt trong từng phân khúc thị trường. Thay vào đó sẽ toàn tâm dốc sức mình trong việc thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ có mặt toàn bộ trên thị trường.

Đặc điểm chung của loại hình này là: đề cao doanh số, sản phẩm đi theo số đông, giá thành rẻ. Khi áp dụng loại hình chiến lược marketing này, doanh nghiệp của bạn ít phải đối mặt những rủi ro nhất định. Cụ thể việc bao phủ diện rộng các nhóm đối tượng khách hàng, chi phí sản xuất, nghiên cứu thị trường cũng như quảng cáo sẽ thấp hơn. Và tất nhiên doanh số bán hàng sẽ luôn vượt cao hẳn với số liệu dự kiến.

Nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp của bạn lơ là, một khi khách hàng phát hiện sự khác biệt sản phẩm của bạn so với đối thủ thì chiến lược này coi như thất bại.

Với loại hình marketing đại trà này sẽ chỉ dành cho các sản phẩm mang tính chất thiết yếu như gạo, đường, thuốc lá, ngũ cốc…Bởi sản phẩm của doanh nghiệp nào thì cũng giống nhau mà chỉ khác về mặt thương hiệu.

Marketing phân biệt (Differentiated Marketing)

Đây là loại hình chiến lược do chính công ty quyết định cung cấp các sản phẩm và dịch vụ riêng biệt tương ứng với từng phân khúc thị trường khác nhau. Cứ mỗi phân khúc như vậy thì doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu riêng. Mà đích đến cuối cùng là tăng doanh số và thị phần trên chính phân khúc mà doanh nghiệp hướng đến.

Với các công ty mới tham gia vào thị trường thì việc lựa chọn loại hình này là một trong những cách tiếp cận cực kỳ hiệu quả. Vì sản phẩm của họ đáp ứng đúng nhu cầu riêng của chính phân khúc khách hàng đó. Như vậy, những công ty có tên tuổi sẽ bị ảnh hưởng khi thị phần khách hàng của họ giảm đi một khoảng nhất định.

Ngược lại với những công ty lớn khi có nguồn vốn đầu tư cao thì việc áp dụng loại hình marketing phân biệt cũng cực kỳ có lợi. Cụ thể như công ty Kraft có độ nhận diện thương hiệu mạnh vì sản phẩm của họ cung ứng khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Và chiến lược marketing phân biệt của họ ngay lúc này là sáng tạo nhiều biến thể bánh quy Oreo với nhiều hương vị khác nhau như nho đào, kem trà xanh, việt quất…được thử nghiệm nhiều khu vực thị trường đồng thời dựa vào sở thích của khách hàng là người Trung.

Marketing tập trung (Centralized Marketing)

Với loại hình marketing tập trung mang lại hiệu quả cao về chi phí và cho phép đơn giản hóa các hệ thống, cắt giảm chi chí. Quá trình tập trung hóa marketing giúp cho doanh nghiệp thống nhất hơn trong phương pháp xây dựng thương hiệu.

Khi ứng dụng loại hình marketing tập trung trong từng sản phẩm của doanh nghiệp, marketer sẽ hiểu hơn về hành trình của khách hàng tiếp cận đến dịch vụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên khi bạn không biết cách để tập trung hóa marketing thì sự chủ động trong tiến trình phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại sẽ bị chững lại. Hơn hết nó cũng tạo ra một áp lực không nhỏ tác động lên bộ phận kinh doanh, khi mà dịch vụ kém nhưng chi phí cực kỳ cao.

Ngoài ra khi tiến hành sử dụng loại hình này doanh nghiệp cũng cần linh động trong việc điều chỉnh các chiến dịch tiếp thị sao cho phù hợp với từng điều kiện thị trường, mục tiêu lẫn ngôn ngữ địa phương.

9 mô hình Marketing hiệu quả cho mọi chiến lược 

Mô hình marketing 4P

Marketing mix là tiếp thị hỗn hợp các công cụ quảng bá mà doanh nghiệp dùng để mang về kết quả cho thị trường mục tiêu đề ra. Trong đó 4P được xem là một marketing mix điển hình được vận dụng nhiều nhất hiện nay. Nó bao gồm Giá cả, Sản phẩm, Giá và Xúc tiến bán. Ngoài ra với sự phát triển nhu cầu của đại chúng thì marketing mix cũng đã có những thay đổi mới bổ sung thêm các nhân tố khác như: Bao bì, định vị, con người…

 

marketing-mix
Mô tả nội dung 4P trong marketing

Giá bán: Đây là giá trị dùng để ước tính cho một sản phẩm thông qua các yếu tố chi phí sản xuất, mục tiêu phân khúc trên thị trường, khả năng thanh toán trong cung cầu…Thường mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược giá khác nhau gắn liền cho mỗi sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh cũng như sự khác biệt của nó.

Sản phẩm: Mô tả chính xác mặt hàng đang được bán và cung ứng trong một mức hiệu suất tối thiểu bằng không marketing 4P sẽ không mang lại kết quả tốt.

Địa điểm: Dùng để chỉ địa điểm bán hàng nhằm thu hút người dùng dễ tìm kiếm cũng như thúc đẩy chiến lược phân phối hợp lý cho doanh nghiệp. Một vị trí thuận lợi mà nhiều người dễ thấy dễ tìm đến sẽ giúp cho sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng của mình.

Xúc tiến bán: Nó mô tả các hoạt động khuyến mãi nhằm xúc tiến bán sản phẩm, dịch vụ. Các hoạt động này được thực thi thông qua nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo, báo chí, truyền miệng, giải thưởng thương mại, hoa hồng…

Mô hình marketing 5P

Nếu như mô hình marketing 4P chuyên tập trung vào 4 yếu tố chính là giá bán, sản phẩm, địa điểm và xúc tiến bán thì mô hình marketing 5P thêm một yếu tố nữa là con người. Tất cả các yếu tố này đều có một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn phân tích cho chiến lược kinh doanh của mình.

Để phát triển mô hình 5P doanh nghiệp cần phát triển trên nền tảng của tháp Maslow có vai trò tạo sự gắn kết cho doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể nó bao gồm 5 yếu tố cấu thành: Purpose (mục đích), Pride (niềm tự hào), Partnership (đối tác), Protection (bảo vệ), và Personalization (cá nhân hóa). Với mô hình này giúp cho doanh nghiệp tiếp cận gần gũi với khách hàng hơn thông qua quá trình trải nghiệm cá nhân hóa. Cũng như mang lại những giải pháp tối ưu nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ, từ đó biến họ thành khách hàng trung thành của mình.

Mô hình 7P trong Marketing

mo-hinh-7p-trong-marketing
Mô hình 7P trong Marketing

Mô hình marketing 7P là tiến trình nâng cấp cũng như thừa kế những giá trị cốt lõi của marketing 4P. Thông thường mô hình 7P sẽ được vận dụng nhiều trong các ngành lĩnh vực liên quan đến công nghiệp dịch vụ. Cũng giống như các yếu tố trong 4P thì mô hình 7P bổ sung thêm 3 yếu tố quan trọng khác đó là con người (People), quy trình (Process) và Physical Evidence (cơ sở vật chất).

Mô hình 3C trong marketing

Mô hình 3c được ví như một tam giác nhằm hoạch định chiến lược cho khách hàng (Customer), đối thủ cạnh tranh (Competitor) và công ty (Company). Mô hình này được bắt nguồn từ ông Kenichi Ohmae – một trong những nhà phân tích chiến lược vĩ đại nhất thế giới. Việc áp dụng mô hình này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có cái nhìn tổng quan đến chi tiết về nội lực sức mạnh của mình trong quá trình phát triển theo thời gian.

Để có thể thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng công ty phải cung cấp loại sản phẩm giá thấp vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Và ngược lại đối thủ khi thấy mình vượt họ, thì người ta cũng tiếp tục đưa ra một sản phẩm khác biệt khác để cạnh tranh lại.

Mô hình 5C trong marketing

Mô hình 5C ra đời nhằm giải quyết các tính chất có ích cho công việc và các nghiệp vụ khác, nó được cấu thành bởi 5 yếu tố đó là: Climate (Môi trường kinh doanh), Customers (Khách hàng), Collaborators (Đối tác), Competitors (Đối thủ cạnh tranh), Company (Công ty). Đây quả thực là một trong những nghiên cứu tuyệt vời tạo cơ sở để xây dựng một chiến lược Marketing thành công trong tương lai.


Xem đầy đủ tại: https://vietmoz.edu.vn/chien-luoc-marketing/ 

https://sco.lt/5C4wmu
https://diigo.com/0nx8qi
https://ko-fi.com/i/IN4N2BSCDG
https://flip.it/cCT3wP

Comments

Popular posts from this blog

List link 3

Tháp Maslow về nhu cầu của con người là gì?

Topic Cluster là gì? Cấu trúc nội dung theo Topic Cluster